Trẻ bị răng sâu ăn vào tủy khắc phục như thế nào?

Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc phải các vấn đề răng miệng đặc biệt là sâu răng. Tuy nhiên nếu sâu răng ở trẻ lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng răng sâu ăn vào tủy. Lúc này những cơn đau nhức thường xuyên diễn ra làm trẻ gián đoạn trong quá trình sinh hoạt, ăn uống. Vậy trẻ bị răng sâu ăn vào tủy khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết vấn đề này. 

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể nhưng nó có thể thoái hóa theo thời gian và chịu nhiều loại tổn thương do không được chăm sóc cẩn thận. Phổ biến nhất trong số này là sâu răng.

Sâu răng ăn vào tủy ở trẻ em

Sâu răng ăn vào tủy ở trẻ em

Ở trẻ em đa phần đều thích những thực phẩm giàu đường, tinh bột như kẹo, bánh ngọt, bánh kem khiến cho bề mặt răng tiếp xúc nhiều với hàm lượng đường hóa học. Một chế độ ăn nhiều đường và vệ sinh răng miệng không đúng cách là những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng.

Kẹo ngọt chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ em

Kẹo ngọt chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ em

Gặp điều kiện lý tưởng, vi khuẩn sâu răng ở khoang miệng phát triển thành những mảng bám vi khuẩn lên bề mặt của răng. Những mảng bám vi khuẩn này sẽ giải phóng các axit làm phá hủy men răng. Dấu hiệu nhận biết của quá trình này là các đốm nhỏ li ti màu đen trên bề mặt của răng. 

Theo một số nghiên cứu khoa học đã được chứng minh rằng: men răng và mô răng sẽ không tự tái tạo sau bất kỳ tổn thương do vi khuẩn sâu răng gây ra. Bên cạnh đó nếu bệnh lý sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng đau nhức dữ dội gây nhiễm trùng nặng hoặc có thể dẫn đến tình trạng mất răng. 

Răng sâu ăn vào tủy ở trẻ nhỏ

Răng sâu ăn vào tủy ở trẻ nhỏ

Vì thế chúng ta cần phải có kế hoạch bảo vệ răng ở trẻ nhỏ, tránh dẫn đến tình trạng sâu răng ở tủy. Quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày và quy trình vệ sinh răng miệng ở trẻ nhỏ cũng giúp phòng ngừa tình trạng sâu răng diễn ra.

Trẻ bị răng sâu vào tủy có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào?

Tủy răng là một trong những cơ quan nuôi dưỡng răng bao gồm nhiều dây thần kinh, mạch máu liên kết với nhau kéo dài từ thân răng đến chân răng. Thực tế, trẻ bị răng sâu ăn vào tủy rất khó phát hiện và diễn ra nhanh hơn so với người trưởng thành. Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em, có thể gây đau, sưng nướu, giảm chức năng ăn nhai và nhiều vấn đề khác

Điều trị thành công răng sâu ăn vào tủy ở trẻ em

Điều trị thành công răng sâu ăn vào tủy ở trẻ em

Phản ứng đầu tiên là trên bề mặt răng của trẻ xuất hiện nhiều đốm trắng và trẻ thường xuyên chảy máu chân răng. Đây là biểu hiện của phản ứng viêm tủy làm máu chân răng xuất hiện khi đánh răng và những cơn đau nhức liên tục diễn ra.

Trẻ bị răng sâu vào tủy làm ảnh hưởng đến nhiều khả năng ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Theo thời gian, các đốm trắng sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu vào ngà răng và phá hủy tủy răng. Dẫn đến tình trạng mất một phần răng và để lộ chân răng nếu tình trạng viêm tủy ở mức độ nặng.

Dưới đây, Nha khoa quốc tế Happy chia sẻ với bạn những biện pháp khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ: 

  • Để hình thành thói quen đánh răng tốt, nên áp dụng “phương pháp đánh răng vòng cung”; ăn uống hợp lý, 
  • Súc miệng bằng nước ấm sau khi ăn; nên hàn răng hàm vĩnh viễn thứ nhất cho trẻ từ 6 đến 8 tuổi
  • Trám răng hàm vĩnh viễn thứ nhất cho trẻ em từ 11-13 tuổi; Trám lỗ và trám khe răng hàm vĩnh viễn thứ hai; 
  • Sử dụng kem đánh răng có fluor hàng ngày và lớp phủ florua sáu tháng một lần có thể ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em và thanh thiếu niên một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, nên cho trẻ khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.

Các bước tiến hành điều trị viêm tủy cho trẻ tại Nha khoa quốc tế Happy

Quá trình điều trị viêm tủy răng cho trẻ tại Nha khoa quốc tế Happy diễn ra bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X-quang để quan sát hình dạng, chiều dài ống tủy của răng cần điều trị tủy, đồng thời xác định sâu răng có lan sang răng kế cận hay xương ổ răng dẫn đến nha chu hay không.
  • Bước 2: Sau khi xác định được vị trí răng và tình trạng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê xung quanh vết sâu, thường là vùng nướu để đạt được hiệu quả gây tê tại chỗ.
  • Bước 3: Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để khoan lỗ trên răng, sau đó dùng que lấy tủy dài giống như tuốc nơ vít liên tục ra vào khoang tủy và ống tủy để đảm bảo không còn sót lại cùi dính vào răng. Trên thành ống trở thành nơi sinh sản cho vi khuẩn phát triển.
  • Bước 4: Sau khi hoàn tất quy trình cạo tủy, nước sạch và Natri hypochlorite (Sodium hypochlorite) sẽ được dùng để làm sạch khoang tủy và bên trong ống tủy, tránh để tủy sót lại và gây nhiễm trùng. Sau khi tủy được loại bỏ hoàn toàn, khoang tủy rỗng có thể được trám lại.
  • Bước 5: Lấp đệm lót tạm thời lên bề mặt để ngăn thức ăn rơi xuống vị trí trám trong thời gian quan sát.
  • Bước 6: Sau khi xác nhận rằng ống tủy và khoanh tủy đã hoàn toàn rỗng, không còn tình trạng viêm nhiễm hay các triệu chứng nhiễm trùng khác, nha sĩ sử dụng Gutta percha, xi măng Zinc oxide-eugenol, v.v. trám vào lỗ hổng trong răng.
Điều trị thành công răng sâu ăn vào tủy ở trẻ em

Điều trị thành công răng sâu ăn vào tủy ở trẻ em

Nếu các bậc phụ huynh chưa tìm được một cơ sở nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm tình trạng trẻ bị răng sâu ăn vào tủy thì hãy đến ngay Nha khoa quốc tế Happy để được thăm khám, tư vấn và điều trị nhanh chóng. 

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ 037 9889 577 để được tư vấn và hỗ trợ

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x